Thành phần trong kem chống nắng gây mụn
Các thành phần tạo cảm giác giàu ẩm, bít tắc lỗ chân lông: Dầu dừa, bơ ca cao, dầu khoáng, sáp ong, dầu đậu nành, dầu dừa, dầu mầm lúa mì, bơ ca cao.
Bộ lọc SPF hóa học: Avobenzone và các loại tương tự có thể gây kích ứng da nhạy cảm và dẫn đến mụn.
Hương liệu: Các chất tạo mùi có thể gây kích ứng da và làm trầm trọng thêm tình trạng mụn.
Các chất khác có khả năng gây bít tắc hoặc kích ứng: Benzophenone, PABA, Isopropyl myristate, Isopropyl isostearat, Isopropyl neopentanoate, Decyl oleat, Myristyl myristate, Myristyl propionat, Butyl stearat, Isopropyl palmitat, Octyl stearat, Octyl palmitat, Dầu bạc hà hoặc propylene glycol-2 (PPG-2).
Dầu khoáng và silicone: Các chất này có thể giữ lại mồ hôi và bụi bẩn trong lỗ chân lông, gây ra mụn.
Không tẩy trang và làm sạch da
Nhiều người thường bỏ qua bước tẩy trang khi không trang điểm, nghĩ rằng da sẽ được làm sạch hoàn toàn chỉ bằng sữa rửa mặt. Tuy nhiên, kem chống nắng và bụi bẩn hàng ngày tích tụ trên da, tạo thành lớp màng bám chặt vào lỗ chân lông. Nếu không tẩy trang kỹ càng, lớp màng này sẽ gây bí tắc da, dẫn đến mụn và các vấn đề về da khác. Vì vậy, tẩy trang là bước làm sạch sâu, thiết yếu để giữ làn da luôn khỏe mạnh, thông thoáng.
Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF quá cao
Việc lựa chọn chỉ số SPF phù hợp là rất quan trọng để lựa chọn kem chống nắng không gây mụn và bảo vệ da. Không nhất thiết phải sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF quá cao. Đối với những người làm việc văn phòng, thường xuyên ở trong nhà, chỉ số SPF 30-50 là đủ để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Chỉ khi nào bạn phải hoạt động ngoài trời trong thời gian dài hoặc tham gia các hoạt động thể thao dưới nắng thì mới nên cân nhắc sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 50+.